Wednesday, January 20, 2010

Mai Vàng


Một nghệ nhân về mai, kiểng (14/12/2009)

Gần 20 năm trong nghề trồng mai và cây cảnh, ông Hứa Thanh Sơn ở ấp 2, xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch) được nhiều người biết đến như một "lão làng" trong nghề trồng mai. Hàng năm thu nhập từ trồng mai và cây cảnh của ông lên đến trên 100 triệu đồng


Kỹ thuật chiết cây mai vàng đại thụ (20/11/2009)

Bạn đang có một cây mai lớn nhưng chi cành nằm ở tầm quá cao. Bạn muốn cắt ngắn cây xuống để nuôi lại cây gốc nhưng bộ chi cành ở tầng trên thì quá đẹp và bạn không muốn bỏ chúng. Vậy thì không cớ gì bạn lại không nghĩ đến việc chiết cây để biến một cây chưa đẹp thành 2 cây được rút ngắn độ cao theo ý muốn, trong đó một cây có bộ gốc đẹp, một cây có bộ chi cành đẹp.


Cây mai Hồn Việt

Cổ mai hoa ở Đại Lộc (19/11/2009)

Ngày nay, khi áp lực của lối sống công nghiệp ngày càng chi phối nghiệt ngã đời sống xã hội thì người ta lại hướng về những thú vui tao nhã một thời vang bóng để hoá giải và tạo thế cân bằng. Đó là các bộ môn nghệ thuật của sự đam mê và lòng nhẫn nại, như non bộ, tiểu cảnh, thư pháp, bonsai v.v... Trong các đối tượng của nghệ thuật cây cảnh, cây mai cổ tự lúc nào đã nghiễm nhiên trở thành linh vật đối với người Việt Nam xưa và nay.
Điều ít ai biết, ở Đại Lộc, Quảng Nam nghệ thuật Cổ Mai Hoa đến nay phát triển gần như đã là “đạo”...

Kỹ thuật mai chiếu thuỷ ra hoa (07/08/2009)

Loài hoa này trong điều kiện tự nhiên thường ra hoa vào mùa khô và nở rải rác làm nhiều đợt. Muốn điều khiển cho mai chiếu thủy ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán, một số nghệ nhân ở vùng Thủ Đức, TP HCM đã làm cách sau: Cách Tết khoảng 45 ngày (khoảng rằm tháng 11 âm lịch) bón cho cây mai một đợt phân (có thể dùng urê hoặc DAP, nếu được loại phân NPK có tỷ lệ đạm, lân, kali tương đối đồng đều nhau như loại 20-20-15 thì càng tốt). Bạn có thể rải trực tiếp phân vào gốc cây, cũng có thể hòa loãng để tưới. Nếu bón trực tiếp thì hàng ngày phải tưới cho phân tan và ngấm vào vùng rễ cây. Sau khi bón 5 ngày tiến hành ngắt ngọn và vặt hết lá, tiếp tục tưới nước giữ ẩm và thỉnh thoảng lại hòa loãng phân kali, phân lân tưới bổ sung. Sau khi bón phân một thời gian thì cây mai ra đọt non, lá và nụ hoa. Cách Tết khoảng 10-15 ngày, hoa bắt đầu nở và đến Tết thì nở bông trắng xóa.

Chăm sóc cây mai vàng trong mùa mưa (11/01/2009)

- Khi mùa mưa đến cũng là lúc nhiều cây mai đang tươi tốt bỗng nhiên bị úa tàn, khô héo rồi chết dần… Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản nhất vẫn là do đất và phân. Sau một thời gian nghiên cứu và thực nghiệm, hội viên ở CLB Hoa cảnh Tây Hồ (Cần Thơ) đã thành công với việc trồng, ghép và nuôi dưỡng cây mai trong mùa mưa. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm để bà con tham khảo. Cách xử lý: - Đất trồng nên trộn theo tỷ lệ: 50% đất thịt; 30% tro trấu ủ mục và 20% phân rác, xơ dừa mục. - Nếu mua mai trồng chậu, sau Tết nên cắt bớt cành lá và thay 1/3 đất mới để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây. - Không nên dùng đất quá nhuyễn. Dưới đáy chậu cần đổ một lớp cát, sỏi hoặc vỏ dừa khô cao bằng 1/7 chiều cao của chậu để dễ thoát nước. Lỗ thoát nước càng to càng tốt. - Thường xuyên xới mặt chậu cho tơi xốp để đất dễ hút nước và thoát nước. Cây mai bị cuốn lá, quắn đọt, khô vằn lá do sâu bệnh và các loài côn trùng như bọ trĩ, rầy nâu cắn phá. Cách xử lý: Phun thuốc trừ sâu rầy, mỗi tháng 2 lần vào buổi sáng, tốt nhất là dùng Regent hoặc Bassa và thuốc ngừa nấm bệnh Zineb. Có thể rắc thêm loại thuốc bột có tính lưu dẫn. Về phân bón: Cây mai không đòi hỏi nhiều phân, chỉ nên bón 3 lần/năm. Lần 1: sau Tết, dùng NPK 30-10-10 Lần 2: giữa mùa mưa, dùng NPK 16-16 - 8. Lần 3: đầu tháng 11 âm lịch, dùng NPK loại nhiều kali. Có thể bón thêm phân hữu cơ loại khô hoặc ngâm nước để tưới như bánh dầu, bột cá, phân dơi, phân chuồng. Chú ý: - Không nên bón quá nhiều loại phân cùng một lúc, cây dễ bị chết vì ngộ độc hoặc bội thực. - Tuyệt đối không để cây bị khô héo hoặc bị úng nước. - Nên tỉa bỏ lá xấu, trước khi phun phân, thuốc. - Thay đất là biện pháp tốt nhất để phục hồi cây mai bị mất sức. Phan Thanh Tâm

Phòng trị nhện đỏ hại cây mai (08/01/2009)

Hỏi: Vườn mai của chúng tôi đang ở thời kỳ sung sức, chuẩn bị bán Tết, nhưng không rõ tại sao trên những lá già hoặc những lá bánh tẻ tự nhiên lại xuất hiện những con vật nhỏ tý xíu như con mạt gà, mầu đỏ nâu đậm hoặc mầu hồng, mầu vàng, chúng bò lăng xăng ở mặt dưới và cả mặt trên của lá mai. Sau khi chúng xuất hiện một thời gian thì ở mặt trên của lá mai có những vết trắng lấm tấm, sau đó thì lá trở nên thô cứng, chuyển sang mầu nâu đồng loang lổ, lá phồng lên như bánh tráng... Xin cho biết đó là sâu bệnh gì? Làm cách nào để phòng trị những sâu bệnh này? Tô Văn Bình và một số nhà vườn trồng mai ở Quận 12 (Tp. Hồ Chí Minh) Trả lời: Qua mô tả và những tấm ảnh mà các bạn đã cẩn thận gửi kèm, chúng tôi cho rằng cây mai ở chỗ các bạn đang bị con nhện đỏ gây hại. Những con nhện này có tên khoa học là Tetranychus sp. Chúng gây hại khá nhiều loại cây, từ cây ăn trái, cây rau mầu cho đến một số loại cây hoa kiểng… Cơ thể của chúng rất nhỏ (dưới 1 mm), hình bầu dục và có 8 chân. Khi mới nở nhện có mầu xanh vàng lợt, khi lớn chúng chuyển dần sang mầu hồng và đỏ đậm. Muốn quan sát kỹ chúng các bạn phải có kính lúp có độ phóng đại nhiều lần. Một con nhện cái có thể đẻ hàng chục quả trứng, đã thế vòng đời của nhện lại ngắn vì thế chúng tích lũy mật số khá nhanh, dễ bộc phát gây hại nặng nếu gặp điều kiện thuận lợi. Cả nhện trưởng thành và nhện non đều bu bám trên bề mặt của lá, cạp ăn biểu bì và chích hút dịch của lá từ khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi, làm cho lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám như các bạn đã thấy, sau đó lá chuyển dần sang mầu xanh đen và nâu hơi đậm loang lổ như các bạn đã mô tả trong thư là mầu nâu đồng, phiến lá bị phồng lên như bánh tráng. Nếu không phát hiện và có biện pháp diệt trừ kịp thời, bộ lá của cây hoa mai sẽ bị cằn lại, thô cứng và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây mai, nhất là thời gian này cây mai đang chuẩn bị cho nụ hoa để nở hoa cho Tết. Do cơ thể của nhện rất nhỏ mắt thường khó nhìn thấy, mà chúng ta chỉ nhìn thấy di chứng gây hại của chúng để lại trên lá. Nên trong thực tế đã có những chủ vườn mai cứ tưởng cây mai bị bệnh và điều trị theo hướng dùng thuốc trừ bệnh nên không thấy “bệnh” thuyên giảm. Để phòng trị loại nhện này các bạn có thể tiến hành một số công việc sau đây: - Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai quá sít nhau, để vườn mai có độ thông thoáng. - Hàng ngày khi chăm sóc vườn mai, các bạn nên chú ý quan sát cây mai, kiểm tra bộ lá mai (nhất là những lá từ giai đoạn bánh tẻ trở đi) để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời. Do cơ thể của nhện rất nhỏ vì thế để dễ phát hiện nhện các bạn phải dùng kính lúp, nếu không có kính lúp các bạn có thể kiểm tra bằng cách gián tiếp như sau: ngắt những lá mai nghi có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay vuốt nhẹ phía ngoài tờ giấy, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ mầu vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại, những chấm này càng nhiều thì chứng tỏ mật độ của nhện càng cao. Khi phát hiện có nhiều nhện trên cây các bạn có thể dùng một trong các lọai thuốc sau đây để phun xịt: Vimite 10ND; D-C-Tron Plus 98,8EC; Vibamec 1.8EC; Vimatox 1.9EC; Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Cascade 5EC; Nissuran 5EC... Do nhện là một loài dịch hại rất dễ kháng thuốc, vì thế các bạn không nên chỉ dùng một loại thuốc liên tục trong một thời gian dài (dù thuốc đó diệt nhện rất tốt) mà các bạn nên dùng luân phiên những loại thuốc trên đây với nhau. Về liều lượng và cách sử dụng các bạn có thể đọc hướng dẫn có tin trên nhãn thuốc. Nguồn: nongnghiep.vn

Các loại mai vàng nhiều cánh (19/11/2007)

Mai nhiều cánh là tất cả loại mai nào có hoa nhiều hơn 5 cánh, nhưng phải đúng quy ước là lúc nào cũng ra nhiều cánh như vậy, chứ không phải lâu lâu, đột xuất mới ra một lần...


Chăm sóc cây mai ghép (24/01/2005)

Cây mai ghép là cây mai kiểng, phải chăm sóc đặc biệt hơn, nhiều người mua cây mai ghép về trồng hay bị chết, nhất là nhánh mai ghép là mai màu trắng. Loại mai bạch thường sống yếu hơn các giống mai màu khác do cây mỏng manh hơn, lâu lớn hơn, không dành dưỡng chất bằng các giống mai Giảo, mai Huỳnh Tỷ, mai Cam v. v... Mai Trắng phải ghép lên trên cao, tráng nhựa cây dẫn lên ngọn nhiều hơn các nhánh bên dưới, bên trên còn có nhiều sương nắng, quang hợp tốt, xanh tươi hơn các nhánh bên dưới Mai Cam, mai Giảo ghép ở các nhánh kế, mai Huỳnh Tỷ ghép ở dưới cùng vì nhánh mai nây rất mau lớn mập to hơn các loại khác Phải nhớ cắt bỏ hết những nhánh, tược nào mọc lên từ thân cây mẹ (gốc ghép), để tập trung nuôi nhánh ghép.Thí dụ: như gốc ghép là cây mai Tứ Quý, khi ghép các loại mai khác rồi, hễ thấy tược mai Tứ Quý nào mọc ra là phải cắt bỏ ngay, không thì nhánh mai Tứ Quý tranh hấp thụ hết chất dinh dưỡng (nhựa), các nhánh mai ghép sẽ yếu ớt rồi chết dần. Có nhiều giống mai ghép, mới 1-2 năm đầu tiên ít đậu hoa, như cây mai xanh Phước Lộc Thọ, mai Huỳnh Tỷ, mai 48 cánh, mai 120-150 cánh v. v... Do cây còn nhỏ, các năm đầu có thể rụng trên 50% nụ hoa, nhưng đến lúc cây già cỡ 2-3 năm trở lên, cây sẽ đậu được nhiều hoa hơn. Các giống này cần chăm sóc đặc biệt, đến gần Tết cỡ tháng 9-10 âm lịch, phải bón thúc thêm phân DAP hay phân tổng hợp NPK với tỷ lệ lân cao để kích thích ra nhiều hoa, phân này có bán Ở các điểm bán cây kiểng. Cây mai ghép sau khi trưng bày chơi qua mấy ngày Tết, phải đem ra ngoài để vào chỗ hơi râm mát trước rồi mới đem từ từ ra ngoài nắng, tránh để chỗ có nắng 100% ngay cây mai sẽ bị héo lá. Cắt tía bỏ bớt những đọt non quá dài, tạo dáng ngay cho cây được tròn trịa. Nếu không cần hạt để gieo làm giống, nên lảy bồ hết các hạt non để tập trung nhựa nuôi cây mai cho tưới tốt hơn. Sau Tết, cây mai đã mất sức nên phải bón thêm phân, có phân nào bón phân đó cũng được, tiện nhất là phân bánh dầu miếng, loại đã ép dầu rồi, bê nhỏ ra cỡ bầng 2 ngón tay, đào sâu chừng bốn, năm lỗ, sát vành chậu chung quanh gốc cây, bồ phân bánh dầu vào rồi lấp đất lại cho thật kỹ. Khi tưới nước bánh dầu sẽ tan ra từ từ bón cho cây mai được 4-5 tháng. Mỗi gốc mai lốn bón cỡ 200g bánh dầu miếng là vừa, khi nào thấy có kiến thì nên xịt thuốc trừ kiến. Đến đầu mùa mưa nên vô phân bánh dầu miếng thêm một lần nữa cho cây mai ra chồi nảy tược mới, là đã bón đủ phân hữu cơ cho cả năm. Ngày nay sở Nông nghiệp có nhập loại phân hữu cơ đậm đặc của Úc, tên là phân Dynamic Lifter, đã được diệt hết mầm cỏ, bón không mọc cỗ rất tiện lợi và qua chế biến đã có thêm vô nhiễn nguyên tố đa lượng, vi lượng như. sắt, đồng, kèm. Ma ngan, Magie, molipden, bo v v bón cho cây gì cũng tốt. Đến gần tết mới bón thúc thêm phân hóa học, để cây mai cho ra nhiều hoa to đẹp. Khi nụ hoa gần nở, bón thêm phân Kali cho nụ hoa cứng cáp, màu sắc tươi đẹp và lâu tàn hơn. Cây mai năm Nhuần. Mỗi chu kỳ, 12 tháng cây mai sẽ rụng lá và ra hoa. Năm 1998 là nhuần hai tháng 5 âm lịch, thời gian kéo dài đến 13 tháng. Lá cây mai sẽ già sớm, tự rụng lá và ra hoa sớm trước Tết. Muốn tránh lá mai rụng sớm, các năm Nhuần nên lảy bỏ hết lá trước một lần vào giữa năm, rồi bón thêm phân, cây mai sẽ ra lá mới vào mùa mưa, tươi tốt xum xêu, đến gần tết, lá mai sẽ già cứ canh lảy lá mai như các năm bình thường, để kịp ra hoa đúng tết. [right][b]Huỳnh Văn Thới Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Tân Bình[/b][/right]

Một số kinh nghiệm chăm sóc cây mai (24/01/2005)

Cây mai trồng phải để cho nở hoa, dù vóc dáng có đẹp đến đâu đi nữa cũng phải có hoa, mới thật là cây mai đẹp! Ở thành phố đất chật hẹp, phải trồng trong chậu do đố phải chăm sóc cho thật kỹ: Chăm sóc cây mai rất dễ, hai ba ngày mới tưới nước một lần. Khi nào thấy đất trên miệng chậu khô là chúng ta tưới nước, dù có tưới nhiều nước cũng không sao, nhưng phải đục thêm lỗ thoát nước dưới đáy chậu cho to khi tưới là nước phải rút ra hết. Cây mai rất ưa nước, cắt cành chưng trong lục bình cũng sống rất lâu, chỉ khi nào chậu không thoát nước, làm úng nước trong chậu, sanh ra khí độc thối rễ, cây mai mới chết. - Còn khi không, tự nhiên cây mai khô héo hết lá rồi chết một phần cây? Hãy xem cho kỹ, đó là sâu đục thân, phải tìm chung quanh thân cây xem có chỗ nào chảy nhựa ra không, để moi bắt sâu, hoặc dùng thuốc nội hấp lưu dẫn như Basudin có tác dụng là bỏ dưới gốc cây, từ 3 đến 5 gram cho mỗi chậu mai, thuốc sẽ đem chất độc từ rễ qua thân, cành, lá giết được các loại sâu bọ ở trong thân cây trên lá cây. Cây mai không nở bung 5 cánh ra được là do có lột loại sâu bé li ti, chui vào trong nụ hoa mai cắn phá làm cho nụ mai không nở được, cho nên chúng ta phả xịt thuốc phòng ngừa trước khi nụ mai sắp nở. Còn cây mai mua về chưng Tết mà hoa không nở bung ra được là do mua nhầm cây mai mới bứng lên trồng vô chậu, để thiếu nước, không đủ sức nở bung ra, trường hợp này phải tưới nước cho thật nhiều. Thật ra nên mua cây mai đã trồng khoẻ mạnh trong chậu, trong giỏ, chớ mua cây mai mới bứng lên trồng thường hay bị trường hợp này. Do để chưng cây mai ngay dưới quạt trần, quạt làm khô hết nước nụ mai nên không nở được, nên tránh để ngay dưới quạt trần. Do cây mai có sâu tơ li ti chai vào trong nụ hoa cắn phá không nở được, trường hợp này phải rãi thuốc Basudin trước khi cây mai có nụ hoặc phun ngừa một lần thuốc trừ sâu rẫy trên tàn lá cây mai, trước khi láy lá mai. Một trường hợp đặc biệt là cây mai có nhiều kiến và rầy bông. Rẫy bông và kiến là hai loại sinh vật sống hỗ tương lẫn nhau. Kiến tha rệp bông đem lên ngọn cây để rệp hút nhựa cây mà sống. về sau đó tiết ra một chất sữa ngọt để nuôi lại kiến. Nên kiến với rầy bông là hai bạn vô cùng mật thiết, sống tương hỗ lẫn nhau. Các bạn cứ thử để ý xem: hễ thấy trên bất cứ cây gì mầ thấy có kiến thì trên ngọn cây đó cồ rầy bông, nếu rầy bông nhiều quá hút hết nhựa, cây kiểng sẽ khô héo và chết. Trường hợp này phải xịt thuốc rầy mạnh (Bi 58, supracide như trên, và thêm chất keo dính, vì loại rầy này không thấm nước, và phải xịt nhiều lần mới hết). [u]Cây mai khô héo một phần lá do nhiều nguyên nhân:[/u][b][/b] + Bị sâu đục thân đục một bên rể + Đất hay nước tưới có phèn + Để chỗ có nhiều nắng gắt + Thiếu nước + Thiếu phân + Bị rầy bu dưới lá + Do chuyển dời đến vùng có khí hậu, thời tiết không phù hợp. [b]Huỳnh Văn Thới Chủ tịch hội sinh vật cảnh Tân Bình[/b]

Cây hoa mai vàng (28/09/2004)

Tên khoa học Wrightia religiosa (Teysm et Binn) Hook.f. Họ Euphorbiaceae. Cũng như đào, chi mai là đặc sản của miền bắc, cây mai vàng là đặc sản của miền Nam vào tết. Vài mươi năm lại đây, cây hoa mai vàng đó có ở miền Bắc và cho hoa muộn vào cuối tháng 2 ta. Mai vàng thuộc họ hoàng mai ochnaeeae thực chất là một loại cây rừng. Có lẽ, sau khi chúa Nguyễn - Hoàng di dân miền Bắc vào Nam, các cụ nhớ cây Đào, cây mai tết miền Bắc mà đem cây này thế vào. Cây mai vàng cũng rụng lá vào mùa đông, cho thân cành mềm mại và uyển chuyển hơn cành đào. Hoa mai vàng mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành, ở nách vệt cuống lá và hơi thưa. Hoa màu vàng có mùi thơm, êp ấp kín đáo. Mai vàng có giống sau hoa còn cho quả màu đỏ nhạt bóng như ngọc gọi là Mai tứ quý hay nhị độ mai. Mai vàng cho hoa vào tết ta được trồng từ hạt hay chiết cành. Trồng ngoài vườn, vào bồn hay trồng vào chậu đều được. Chăm sóc không khó bằng đào, ưa ánh sáng và đất luôn ẩm, xong phải thoát nước. Ở miền Bắc trồng loài hoa này cần nhất là tránh gió rột mựa đụng. Người miền Nam chơi hoa mai vàng tết rất kiêng kỵ cành hoa bị héo. Người ta cho rằng, nhà ai mua phải cành mai vàng về mà bị héo thì năm đó làm ăn sẽ xui xẻo cả năm nên người bán mai vàng không cầm cành hoa đi rong bán như cành đào mà phải luôn luôn cắm nó vào chậu nước. Mai chiếu thủy, cây lá nhỏ, hoa nhỏ mọc chùm trắng và thơm, thường trồng vào núi đá non bộ, ra hoa mùa xuân, tạo thế được.

Cây hoa mai trắng (26/09/2004)

Tên khoa học Prunus mume Sieb ột Zuce cùng họ mận với đào. Nó cũng có tên là chi mai. Chi mai khác mai vàng và mai tứ quý. Mai chiến thủy trồng nhiều ở miền Nam và mọc dại ở rừng từ Quảng Nam đến Khánh Hòa. Cây mai trắng cũng khác với cây mai hồng mai hoàng mai, thanh mai, và các loại mơ ăn quả của Hương Sơn và vùng núi Hòa Bình... của Chu Mạnh Trinh : Cây mai trắng nhỏ bé cả từ lá, hoa đến thân so với mơ ăn quả. Chi mai cũng rụng lá vào mùa đông và cho hoa vào dịp tết, xong hoa nở không tập trung như mơ. Hoa lúc mới nở có màu đỏ hồng, sau chuyên sang trắng, có mùi thơm nhẹ không dễ mấy người nhận thấy được. Cây mai trắng nếu để tự nhiên sẽ mọc thành bụi nhỏ. Nếu sửa uốn nó cũng cho dáng thế đẹp. NÓ là cây tượng trưng mùa xuân trong bộ tứ quý. Hoặc một trong 4 cây của bộ tứ quân tử vì trong trắng, khiêm nhường, chịu được sự khốn của cuộc sống là đất cằn cỗi, xong lại cứng cỏi trước gió đông phũ phàng. Mai được người già, người có tư tưởng thoát tục ưa chuộng. Khác hun đào là thứ hoa của tuổi tre hay giới hãnh tiến, thính phô trương. Mai trồng được trên đất cằn cỗi, nắng hay cớm đều chịu được, chịu khô không ưa nhiều nước. Trồng mai bằng cách chiết cành bánh tẻ hay giảm cành vào đâu mùa xuân.

Trồng hoa mai nở vào ngày tết (04/08/2004)

[b]Điều trước tiên là phải chăm sóc tưới nước quanh năm để giữ cho lá mai không bị rụng.Thiếu nước lá mai dễ bị lão hóa khô dần và rụng sớm, từ đó cây mai sẽ cho hoa sớm. Muốn cho mai ra hoa đúng dịp tết, phải lảy lá đúng ngày 23 tháng chạp, nụ hoa mai sẽ bung vỏ lụa vỏ trấu và ngày 30 tết sẽ nở hia theo ý muốn.[/b] Ngày lảy lá cho cây mai: Đây là thao tác quan trọng nhất, giúp cây mai ra hoa đúng dịp tết. Qua nhiều năm kinh nghiệm lảy lá mai, cần tuân thủ các yếu tố sau đây: Thời tiết năm nào nắng nhiều thì mai nở sớm và lạnh nhiều thì mai nở muộn. Xem nụ hoa lớn hay còn nhỏ, đã bung vỏ nhựa và vỏ trấu ra chưa. Tùy theo lọai mai mà ta lảy lá, thông thường lọai có nhiều cánh thì lại nở chễ hơn lọai có 5 cánh. Tùy theo độ cao của vĩ tuyến, như ở Huế chẳng hạn, phải lảy lá mai trước tết khỏang 1 tháng, ở miền bắc phải lảy lá mai sớm hơn. Còn ở miền Nam, thông thừơng phải láy lá mai vào ngày rằm tháng chạp âm lịch cho lọai mai vàng 5 cách! Trong các yếu tố trên, vịêc quan sát nụ hoa mai lớn hay nhỏ là điều cần thiết đơn hết. Nếu năm nào mưa nhiều, lạnh nhiều và nụ mai còn quá nhỏ thì nên lảy lá vào mùng mười tháng chạp. Nụ hoa lớn, nên lảy lá vào ngày rằm 12-13 tháng chạp. Nụ hoa to vừa , lảy lá vào khỏang ngày rằm tháng chạp; to quá, nên lảy lá trong khỏang 18 – 20. Có nghĩa là cứ vào ngày 23 Âm lịch mà nụ hoa nở bung vỏ chấu là hoa sẽ nở đúng ngày 30 tết. Cách thức này áp dụng cho từng cây mai, có cây lảy lá sớm có cây lảy lá trễ. Cây mai có ghép nhiều loại khác nhau thì phải lảy lá riêng theo từng loại. Đối với loại mai Huỳnh Tỷ nhiều cánh ta cũng có thể áp dụng các cách thức trên nhưng thức hiện sớm hơn 5 ngày. Khi lảy lá mai phải lảy hết lá già lẫn lá non, cách đến 1 – 2 ngày sau khi nhựa khô ta mới tưới nước. [b]Làm thế nào để thúc mai nở sớm? [/b][u][/u] Theo kinh nghiệm, trời nắng nóng mai nở sớm, trời lạnh mai nở trễ. Khi đến 23 tháng chạp, nụ mai chưa nở bung vỏ chấu, vỏ lụa. Gặp lúc trời đang nắng gắt nếu thình lình có mưa thì mai nở sớm (hiện tượng của năm 1992) Từ đó ta thấy rằng mai nở trễ, ta đem phơi nắng và tuới nước vào giữa trưa, không tưới vào sáng sớm cũng như chiều tối. Nếu vỏ lụa chưa ở bung, ta nên tuới nước nóng 40 độ C hoặc xịt thuốc Méthyl Parathion hay Malathion, cũng có thể đốt bóng đèn tròn trong ban đêm. Như vậy mai có thể nở đúng vào ngày tết. [u][b]Làm thế nào để hãm mai nở trễ?[/b][/u] Chưa đến 23 tháng chạp mà hoa mai đã nở bung vỏ lụa tức nó nở sớm. Ta nên chuyển các cây vào chỗ mát hoặc lấy vải đen chùm cây mai lại và tưới nước vào lúc chiều tối để làm lạnh cây mai. Có thể pha thêm Urê với nồng độ 1gr/lít để kích thích cho cây ra lá. Khi ra lá nhanh thì hoa sẽ chậm nở độ vài ngày, có thể tỉa bớt các lá non này sau khi sử dụng urê Một vài điều khi trưng mai trong phòng. Nếu mai có sẵn trong chậu thì đem vô nhà nên lựa chỗ nào thông gió. Không để cây mai đứng trước quạt máy làm cây mai khô héo không nở hoa được. Nếu chưng mai trong bình hoa, phải cưa cắt mai vào buổi sáng, thui gốc mai để giữa nhựa. Muốn mai lâu tàn nên bỏ vào lọ hoa đang chưng một viên Aspirine, cũng có thể thay nước nhiều lần.

Thế mai nữ (19/07/2004)

Thế mai nữ nằm trong câu thiệu (Vô nữ bất thành mai, vô thập bất thành tùng) mà ông cha chúng ta thường dùng để làm mẫu sửa kiểng cổ. Cây mai nữ có thể là cây trực thọ hay là cây suy phong cây trung bình mai nữ rất rễ uốn, là cây cổ thụ có đọan thân bẻ cúp rồi đứng thẳng lên, đủ để uốn nhánh cong qua thành hình chữ nữ là đạt, các tàn nhánh các đều uốn theo lối chiết chi, chỉ có khó là cây mai nữ phải uốn làm sao cho mềm dẻo, yểu điệu, dịu dàng, như người con gái. Cây xung phong mai nữ còn lại đẹp hơn, do hình dáng còn uyển chuyển ẻo lả hơn. Thân cây dạng nghiêng nên nhánh tréo nữ ôm lấy thên rất mềm mại duyên dáng. Kế đó thân lại quy căn đắp điếm lấy nhánh mai nữ, bảo vệ người con gái, nên rất đẹp và rất hay, còn có ý nghĩa lòng nhân, đạo đức căn bản về con người. Cây thứ nữ là cây mai nổpi tiếng ở Miền Nam, thường uốn cho cây mai vàng, cây mai chiếu thủy, cây cần thăng, cây kim quýt …đều rất đẹp, cộng thêm bộ rễ khéo léo nổi bật lên nữa là vô giá, ngắm nhìn không chán.

Làm cách nào hoa Mai nở đúng ngày tết (31/03/2004)

Việc điều khiển cho cây hoa Mai nở hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán là một việc làm không phải đơn giản vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, những người chưa có kinh nghiệm ít nhiều sẽ dễ bị thất bại. Muốn cho cây Mai nở hoa đúng Tết thì phải canh ngày lẩy (lặt) lá Mai sao cho đúng lúc. Đây có thể được coi là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất. Với loại Mai vàng 5 cánh thường người ta lẩy lá vào rằm tháng chạp nếu là những năm không có biến động gì lớn về thời tiết trong tháng chạp. Nếu trong tháng chạp trời nắng, nóng hoặc có gió chướng mạnh thì Mai sẽ nở sớm hơn vì thế phải lẩy lá Mai trễ hơn (có thể lẩy từ ngày 17-20 tháng chạp). Ngược lại nếu năm nào mưa nhiều, mùa mưa chấm dứt muộn, thời tiết tháng chạp lạnh nhiều hoặc ít gió chướng thì thường Mai sẽ nở trễ hơn, vì thế nên lẩy lá Mai vào trước ngày rằm (khoảng 10-13 tháng chạp). Những năm có tháng nhuận hoặc những năm lập Xuân sớm thường Mai cũng nở sớm, vì thế cũng phải lẩy lá Mai trễ hơn so với những năm không có nhuận hoặc lập Xuân trễ. Những cây Mai trồng ở nơi có đất tốt, phát triển tốt thường nở hoa trễ hơn so với những cây Mai trồng ở nơi đất xấu, còi cọc, vì thế chúng phải được lẩy lá sớm hơn. Những giống Mai có nhiều cánh (12 cánh trở lên) thường nở hoa trễ hơn giống Mai vàng 5 cánh khoảng 5-7 ngày, vì thế phải lẩy lá sớm hơn. Theo kinh nghiệm dân gian người ta thường canh ngày lẩy lá Mai làm sao để đến ngày 23 tháng chạp nụ hoa bung vỏ lụa (búp vỏ trấu), khi đó hoa sẽ nở đúng vào Tết. Nếu đến ngày 23 tháng chạp nụ hoa chưa bung vỏ lụa thì cần tìm cách “đưa” cây Mai ra chỗ nắng (nếu có thể được), tưới nước vào buổi trưa hoặc tưới nước nóng âm ấm tay. Ngược lại nếu nụ hoa đã bung vỏ lụa trước ngày 23 tháng chạp thì tìm cách đưa cây Mai vào chỗ râm mát, tưới nước vào sáng sớm, tưới thêm phân đạm pha loãng để làm chậm lại thời gian nở hoa. Trên đây là một vài kinh nghiệm cơ bản nên áp dụng và rút tỉa dần kinh nghiệm để giúp cho những cây Mai nở hoa vào đúng dịp Tết. [right][b]NGUYỄN DANH VÀN Nguồn: Thông tin KH-CN Lâm Đồng, số 1/2002[/b][/right]

Đại lão Mai vàng” - Nguồn gen quý có nguy cơ tuyệt chủng (27/08/2009)

Quanh khu vực núi Yên Tử thuộc Thị xã Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh có một hệ thực vật vô cùng phong phú, trong đó, mai vàng Yên Tử là một trong các loài hoa - ...


HỘI CHỢ XUÂN 2009 NINH THUẬN, MAI RỪNG KHOE SẮC(28/01/2009)

Hòa nhịp với không khí rộn ràng cùng cả nước, Ninh Thuận cũng có Hội chợ đón XUÂN 2009. Tuy qui mô còn khá khiêm tốn so với các tỉnh, thành phố khác nhưng ...

Ông chủ vườn mai có hạng (11/01/2009)

Là thành viên tích cực của DĐ caycanhvietnam.com nhưng tycanh ít khi online trên diễn đàn, phần vì anh đang bận học khóa nâng cao tại ĐH Nông-Lâm TP.HCM (anh là kỹ ...

Quảng Nam: Mai tết có khả năng mất mùa (07/01/2009)

Dịp Tết Kỷ Sửu năm nay, gần 30.000 chậu mai được trồng tại Hội An có khả năng sẽ không trổ bông đúng tết. Theo ông Phan Thanh Hùng - người trồng mai lâu ...

Ưu ái mai vàng (19/04/2005)

Tự bao nhiêu đời nay, hình ảnh đóa mai vàng là dấu hiệu của mùa xuân. Thế nhưng, với những nghệ nhân và cả thương nhân mai, đó là cả một quá trình để ...

No comments:

Post a Comment