Một nghệ nhân về mai, kiểng (14/12/2009)
Gần 20 năm trong nghề trồng mai và cây cảnh, ông Hứa Thanh Sơn ở ấp 2, xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch) được nhiều người biết đến như một "lão làng" trong nghề trồng mai. Hàng năm thu nhập từ trồng mai và cây cảnh của ông lên đến trên 100 triệu đồng
Kỹ thuật chiết cây mai vàng đại thụ (20/11/2009)
Bạn đang có một cây mai lớn nhưng chi cành nằm ở tầm quá cao. Bạn muốn cắt ngắn cây xuống để nuôi lại cây gốc nhưng bộ chi cành ở tầng trên thì quá đẹp và bạn không muốn bỏ chúng. Vậy thì không cớ gì bạn lại không nghĩ đến việc chiết cây để biến một cây chưa đẹp thành 2 cây được rút ngắn độ cao theo ý muốn, trong đó một cây có bộ gốc đẹp, một cây có bộ chi cành đẹp.
Cây mai Hồn Việt |
Cổ mai hoa ở Đại Lộc (19/11/2009)
Kỹ thuật mai chiếu thuỷ ra hoa (07/08/2009)
Loài hoa này trong điều kiện tự nhiên thường ra hoa vào mùa khô và nở rải rác làm nhiều đợt. Muốn điều khiển cho mai chiếu thủy ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán, một số nghệ nhân ở vùng Thủ Đức, TP HCM đã làm cách sau: Cách Tết khoảng 45 ngày (khoảng rằm tháng 11 âm lịch) bón cho cây mai một đợt phân (có thể dùng urê hoặc DAP, nếu được loại phân NPK có tỷ lệ đạm, lân, kali tương đối đồng đều nhau như loại 20-20-15 thì càng tốt). Bạn có thể rải trực tiếp phân vào gốc cây, cũng có thể hòa loãng để tưới. Nếu bón trực tiếp thì hàng ngày phải tưới cho phân tan và ngấm vào vùng rễ cây. Sau khi bón 5 ngày tiến hành ngắt ngọn và vặt hết lá, tiếp tục tưới nước giữ ẩm và thỉnh thoảng lại hòa loãng phân kali, phân lân tưới bổ sung. Sau khi bón phân một thời gian thì cây mai ra đọt non, lá và nụ hoa. Cách Tết khoảng 10-15 ngày, hoa bắt đầu nở và đến Tết thì nở bông trắng xóa.Chăm sóc cây mai vàng trong mùa mưa (11/01/2009)
- Khi mùa mưa đến cũng là lúc nhiều cây mai đang tươi tốt bỗng nhiên bị úa tàn, khô héo rồi chết dần… Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản nhất vẫn là do đất và phân. Sau một thời gian nghiên cứu và thực nghiệm, hội viên ở CLB Hoa cảnh Tây Hồ (Cần Thơ) đã thành công với việc trồng, ghép và nuôi dưỡng cây mai trong mùa mưa. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm để bà con tham khảo. Cách xử lý: - Đất trồng nên trộn theo tỷ lệ: 50% đất thịt; 30% tro trấu ủ mục và 20% phân rác, xơ dừa mục. - Nếu mua mai trồng chậu, sau Tết nên cắt bớt cành lá và thay 1/3 đất mới để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây. - Không nên dùng đất quá nhuyễn. Dưới đáy chậu cần đổ một lớp cát, sỏi hoặc vỏ dừa khô cao bằng 1/7 chiều cao của chậu để dễ thoát nước. Lỗ thoát nước càng to càng tốt. - Thường xuyên xới mặt chậu cho tơi xốp để đất dễ hút nước và thoát nước. Cây mai bị cuốn lá, quắn đọt, khô vằn lá do sâu bệnh và các loài côn trùng như bọ trĩ, rầy nâu cắn phá. Cách xử lý: Phun thuốc trừ sâu rầy, mỗi tháng 2 lần vào buổi sáng, tốt nhất là dùng Regent hoặc Bassa và thuốc ngừa nấm bệnh Zineb. Có thể rắc thêm loại thuốc bột có tính lưu dẫn. Về phân bón: Cây mai không đòi hỏi nhiều phân, chỉ nên bón 3 lần/năm. Lần 1: sau Tết, dùng NPK 30-10-10 Lần 2: giữa mùa mưa, dùng NPK 16-16 - 8. Lần 3: đầu tháng 11 âm lịch, dùng NPK loại nhiều kali. Có thể bón thêm phân hữu cơ loại khô hoặc ngâm nước để tưới như bánh dầu, bột cá, phân dơi, phân chuồng. Chú ý: - Không nên bón quá nhiều loại phân cùng một lúc, cây dễ bị chết vì ngộ độc hoặc bội thực. - Tuyệt đối không để cây bị khô héo hoặc bị úng nước. - Nên tỉa bỏ lá xấu, trước khi phun phân, thuốc. - Thay đất là biện pháp tốt nhất để phục hồi cây mai bị mất sức. Phan Thanh TâmPhòng trị nhện đỏ hại cây mai (08/01/2009)
Hỏi: Vườn mai của chúng tôi đang ở thời kỳ sung sức, chuẩn bị bán Tết, nhưng không rõ tại sao trên những lá già hoặc những lá bánh tẻ tự nhiên lại xuất hiện những con vật nhỏ tý xíu như con mạt gà, mầu đỏ nâu đậm hoặc mầu hồng, mầu vàng, chúng bò lăng xăng ở mặt dưới và cả mặt trên của lá mai. Sau khi chúng xuất hiện một thời gian thì ở mặt trên của lá mai có những vết trắng lấm tấm, sau đó thì lá trở nên thô cứng, chuyển sang mầu nâu đồng loang lổ, lá phồng lên như bánh tráng... Xin cho biết đó là sâu bệnh gì? Làm cách nào để phòng trị những sâu bệnh này? Tô Văn Bình và một số nhà vườn trồng mai ở Quận 12 (Tp. Hồ Chí Minh) Trả lời: Qua mô tả và những tấm ảnh mà các bạn đã cẩn thận gửi kèm, chúng tôi cho rằng cây mai ở chỗ các bạn đang bị con nhện đỏ gây hại. Những con nhện này có tên khoa học là Tetranychus sp. Chúng gây hại khá nhiều loại cây, từ cây ăn trái, cây rau mầu cho đến một số loại cây hoa kiểng… Cơ thể của chúng rất nhỏ (dưới 1 mm), hình bầu dục và có 8 chân. Khi mới nở nhện có mầu xanh vàng lợt, khi lớn chúng chuyển dần sang mầu hồng và đỏ đậm. Muốn quan sát kỹ chúng các bạn phải có kính lúp có độ phóng đại nhiều lần. Một con nhện cái có thể đẻ hàng chục quả trứng, đã thế vòng đời của nhện lại ngắn vì thế chúng tích lũy mật số khá nhanh, dễ bộc phát gây hại nặng nếu gặp điều kiện thuận lợi. Cả nhện trưởng thành và nhện non đều bu bám trên bề mặt của lá, cạp ăn biểu bì và chích hút dịch của lá từ khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi, làm cho lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám như các bạn đã thấy, sau đó lá chuyển dần sang mầu xanh đen và nâu hơi đậm loang lổ như các bạn đã mô tả trong thư là mầu nâu đồng, phiến lá bị phồng lên như bánh tráng. Nếu không phát hiện và có biện pháp diệt trừ kịp thời, bộ lá của cây hoa mai sẽ bị cằn lại, thô cứng và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây mai, nhất là thời gian này cây mai đang chuẩn bị cho nụ hoa để nở hoa cho Tết. Do cơ thể của nhện rất nhỏ mắt thường khó nhìn thấy, mà chúng ta chỉ nhìn thấy di chứng gây hại của chúng để lại trên lá. Nên trong thực tế đã có những chủ vườn mai cứ tưởng cây mai bị bệnh và điều trị theo hướng dùng thuốc trừ bệnh nên không thấy “bệnh” thuyên giảm. Để phòng trị loại nhện này các bạn có thể tiến hành một số công việc sau đây: - Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai quá sít nhau, để vườn mai có độ thông thoáng. - Hàng ngày khi chăm sóc vườn mai, các bạn nên chú ý quan sát cây mai, kiểm tra bộ lá mai (nhất là những lá từ giai đoạn bánh tẻ trở đi) để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời. Do cơ thể của nhện rất nhỏ vì thế để dễ phát hiện nhện các bạn phải dùng kính lúp, nếu không có kính lúp các bạn có thể kiểm tra bằng cách gián tiếp như sau: ngắt những lá mai nghi có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay vuốt nhẹ phía ngoài tờ giấy, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ mầu vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại, những chấm này càng nhiều thì chứng tỏ mật độ của nhện càng cao. Khi phát hiện có nhiều nhện trên cây các bạn có thể dùng một trong các lọai thuốc sau đây để phun xịt: Vimite 10ND; D-C-Tron Plus 98,8EC; Vibamec 1.8EC; Vimatox 1.9EC; Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Cascade 5EC; Nissuran 5EC... Do nhện là một loài dịch hại rất dễ kháng thuốc, vì thế các bạn không nên chỉ dùng một loại thuốc liên tục trong một thời gian dài (dù thuốc đó diệt nhện rất tốt) mà các bạn nên dùng luân phiên những loại thuốc trên đây với nhau. Về liều lượng và cách sử dụng các bạn có thể đọc hướng dẫn có tin trên nhãn thuốc. Nguồn: nongnghiep.vnCác loại mai vàng nhiều cánh (19/11/2007)
Mai nhiều cánh là tất cả loại mai nào có hoa nhiều hơn 5 cánh, nhưng phải đúng quy ước là lúc nào cũng ra nhiều cánh như vậy, chứ không phải lâu lâu, đột xuất mới ra một lần...
No comments:
Post a Comment